Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_S%C3%A0i_G%C3%B2n
Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN
Khách sạn Continental (Hoàn Cầu)
Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số nhà 132 - 134 đường Đồng Khởi. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Ông Cazeau muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các du khách từ Pháp đến Sài Gòn sau một cuộc hải hành rất dài từ "mẫu quốc". Xây cất mất 2 năm, và Khách sạn Continental khánh thành năm 1880.
Cùng trong khoảng thời gian này, những kiến trúc nổi tiếng khác cũng đã được người Pháp xây dựng ở Sài Gòn: Nhà thờ Đức Bà xây năm 1880 (cách Khách sạn Continental 5 phút đi bộ), Bưu điện Sài Gòn năm 1886, và Tòa Đô Chánh Sài Gòn năm 1898.
Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết). Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm tội phạm từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Francini quản trị khách sạn cho tới năm 1975. Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là "Đại Lục Lữ Quán".
Khách sạn Continental đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn ĐộRabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả chuyện Người Mỹ trầm lặng). Trong thời Chiến tranh Việt Nam, khách sạn cũng là nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách, và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.
Tòa Đô chánh Sài gòn
Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès[1]thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài gòn, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; địa chỉ hiện nay là số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay ở đầu đại lộ Nguyễn Huệ.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5_s%E1%BB%9F_%E1%BB%A6y_ban_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5_s%E1%BB%9F_%E1%BB%A6y_ban_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
NGÃ TƯ BẢY HIỀN
Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn
Giàu nứt đố đổ vách, song ông Bảy Hiền luôn chia sẻ với người nghèo, tên tuổi ông được gắn liền với một ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay.
Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...
Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-nga-tu-o-sai-gon-3433223.html
BỆNH VIỆN VÌ DÂN (THỐNG NHẤT)
Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân[1].
Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.
Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam.[2] Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên gọi như hiện nay.[3]
Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.000 giường, trở thành một trung tâm lão khoa lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện đã phát triển được hầu hết các chuyên khoa nội và ngoại theo hướng chuyên sâu.[4]
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_vi%E1%BB%87n_Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5t
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)