Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theoKinh Thánh Hebrew, chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng thủ đô của Vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên
Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của Do Thái giáo, và có ý nghĩa đặc biệt với Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.
Theo truyền thống, thành cổ được chia thành bốn khu không đều, mặc dù sự định giới như hiện nay mới chỉ được đưa ra vào thế kỷ 19;[4] đó là: Khu Hồi giáo, Khu Kitô giáo, Khu Do Thái, và Khu Armenia. Theo sau cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, thành cổ bị Jordan chiếm và người Do Thái bị trục xuất. Trong suốt Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 chứng kiến cuộc đụng độ trực tiếp trên Núi Đền, Israel đã chiếm được thành cổ cùng với phần còn lại của Đông Jerusalem, sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình và tái hợp với phần phía Tây của thành phố. Ngày nay, Israel kiểm soát toàn bộ khu vực, và coi đây là một bộ phận của thủ đô quốc gia. Luật Jerusalem năm 1980 - với hệ quả là sáp nhập Đông Jerusalem vào Israel - đã bị tuyên bố là vô hiệu bởi Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đông Jerusalem được cộng đồng quốc tế coi là một phần lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine.[5][6]
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016
David (1040TCN-970)
Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040TCN-970), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong kinh thánh, chính vì vậy trong các hình vẽ về ông thì hầu hết đều có hình ảnh cây đàn.
http://ngaynay.vn/moi-truong/nhung-nhan-vat-bi-an-dang-sau-quan-bai-j-q-k-trong-bo-bai-tay-11925.html
http://ngaynay.vn/moi-truong/nhung-nhan-vat-bi-an-dang-sau-quan-bai-j-q-k-trong-bo-bai-tay-11925.html
Excalibur (Sự tích Hồ gươm)
Excalibur là thanh kiếm huyền thoại của Vua Arthur, đôi khi được cho là có ẩn chứa sức mạnh huyền bí bên trong và tượng trưng cho chủ quyền hợp pháp đối với Vương quốc Anh. Đôi khi Excalibur và Thanh kiếm trong đá (biểu trưng của dòng dõi Vua Arthur) được cho là một nhưng đa số các phiên bản khác khẳng định rằng chúng khác nhau. Thanh kiếm được gắn liền với huyền thoại vua Arthur từ rất sớm. Trong Tiếng Wales, thanh kiếm có tên gọi là Caledfwlch.
Vua Arthur (544) ngang Lý Bí
Vua Arthur là một thủ lĩnh huyền thoại tại Anh, người theo lịch sử thời Trung Cổ là người bảo vệ nước Anh chống lại sự xâm lăng của người Saxon thời đầu thế kỷ thứ 6. Chi tiết câu chuyện về vua Arthur phần lớn được tổng hợp từ văn học dân gian, và việc ông có thực sự tồn tại trong lịch sử hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi bởi các sử gia hiện đại.[2] Nguồn gốc xuất xứ của vua Arthur được lượm lặt từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các cuốn Annales Cambriae, Historia Brittonum, và các ghi chép của tu sỹ Gildas. Tên vua Arthur cũng xuất hiện trong các tập thơ như Y Gododdin.[3]
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016
Cleopatra VII (30 TCN)
Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi củng cố ngai vàng nhờ sự giúp đỡ của Julius Caesar, bà sinh ra người con trai với ông ta, Ptolemy XV Caesarion, về sau lên ngôi Pharaoh và cùng kế vị với bà.
Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát, bà liên kết với Marcus Antonius để chống lại người kế vị Caesar, Gaius Julius Caesar Octavianus (về sau được biết đến với tên gọi Augustus), và bà đã có con sinh đôi với Antonius, con gái tên Cleopatra Selene II và con trai tên Alexander Helios. Sau này bà lấy Antonius và sinh ra một cậu con trai khác, Ptolemy Philadelphus. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.
Cái chết của Pompey tại Alexandria[sửa | sửa mã nguồn]
Trong khi Cleopatra phải lưu vong, Pompey cùng với Julius Caesar chiến tranh với nhau trong Nội chiến của Caesar. Sau thất bại ở trận Pharsalus vào mùa thu năm 48 TCN, Pompey lẩn trốn đến Alexandria, thủ đô của nhà Ptolemy tìm nơi ẩn náu. Nhưng Ptolemy XIII, lúc đó chỉ mới 13 tuổi và còn non yếu, đã cho những người thân cận của Pompey bây giờ đã quy phục triều đình Ptolemy, chém đầu Pompey và bêu rếu. Sự kiện ấy xảy ra vào ngày 28 tháng 9 năm 48 TCN, và điều này đã làm Caesar nổi giận, dù mục đích của Ptolemy XIII là muốn giành sự yêu mến của Caesar khi giết kẻ thù của ông ta trong cuộc nội chiến. Tuy là kẻ thù với Caesar trong vấn đề chính trị, nhưng Pompey là một lãnh tụ La Mã tài giỏi, và hơn hết ông ta là chồng của Julia, người con gái duy nhất của Caesar. Thế là Caesar chiếm lấy thủ phủ Alexandria và tự mình bắt đầu là thảm phán vấn đề đối nghịch giữa Ptolemy XIII và Cleopatra.
Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình. Theo Plutarch mô tả trong cuốn Life of Julius Caesar, bà cho lực sĩ cuộn mình vào thảm và vác thảm đến cho Caesar, khi thảm trải ra trước mặt Caesar, Cleopatra lăn tròn và hiện ra khi thảm trải xong, đêm đó bà trở thành tình nhân của Caesar. Từ đó Caesar bỏ ý đồ thôn tính Ai Cập vào Thành quốc La Mã. Sau khi giết chết Ptolemy XIII trong trận chiến sông Nile, ông tái lập Cleopatra lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIVlà người đồng cai trị.
Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình. Theo Plutarch mô tả trong cuốn Life of Julius Caesar, bà cho lực sĩ cuộn mình vào thảm và vác thảm đến cho Caesar, khi thảm trải ra trước mặt Caesar, Cleopatra lăn tròn và hiện ra khi thảm trải xong, đêm đó bà trở thành tình nhân của Caesar. Từ đó Caesar bỏ ý đồ thôn tính Ai Cập vào Thành quốc La Mã. Sau khi giết chết Ptolemy XIII trong trận chiến sông Nile, ông tái lập Cleopatra lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIVlà người đồng cai trị.
Để bảo vệ mình và con trai Caesarion, bà đã xúi giục Antonius sát hại người chị cùng cha khác mẹ là Arsinoe, người chị em đã từng chịu đi lưu đày cùng Cleopatra nhưng bị xem là mối nguy hại đến ngôi vị của bà cùng con trai, lúc đó đang bị giam tại Đền Artemis. Cuộc hành quyết diễn ra tại bậc thang của đền thờ vào năm 41 TCN và điều này gây nên dư luận rúng động ở Roma. Cleopatra còn cho hành quyết tướng quân Serapion, người đã chống đối bà và theo phe Cassius.
Sau cái chết của Antonius, Augustus đã giam cầm bà trong chính lăng tẩm của mình. Ông ta ra lệnh cho người hầu Epaphroditus canh giữ bà, tránh trường hợp bà tự sát vì Augustus muốn chiếm Cleopatra như một chiến lợi phẩm. Dầu vậy, bà cũng dễ dàng lừa Epaphroditus và tự sát. Plutarch nói rằng khi tìm thấy Cleopatra, bà đã chết, với người hầu Iras ở dưới chân còn nữ hầu Charmion thì đang đưa tay nâng vương miện của bà. Theo Plutarch, bà đã chết bởi một con rắn cắn vào tay được chuẩn bị sẵn để trong một chiếc bình. Trước đó bà đã chọc khiến con rắn dữ lên và cắn vào tay bà. Augustus sau cái chết của bà, đã khải hoàn trở về với một bức phù điêu khắc hình ảnh của Cleopatra đang bị rắn độc cắn.
Cái chết của Cleopatra, vẽ bởi Guido Cagnacci1658
Nhãn:
30 TCN,
48 TCN,
Alexandria,
Caesa,
Cleopatra VII,
Pompey
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016
Chiêu Quân (33 TCN)
Năm 33 TCN, lúc đó Hung Nô phía bắc đã thống nhất được Nam bắc sau thời kỳ chia cắt, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà (呼韓邪) đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Thiền vu nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của Nguyên Đế. Thay vì gả một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung.
Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa. Các cung nữ đều ngần ngại sang Hung Nô. Có cung nữ Vương Chiêu Quân tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà và Vương Chiêu Quân, Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên rất hối tiếc. Ông bèn hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật. Nguyên do vì Mao Diên Thọ bắt các cung nữ phải đút lót mới vẽ hình đẹp để được vào gặp thiên tử, nếu không chịu hối lộ sẽ bị vẽ hình xấu. Nguyên Đế thấy tranh Mao Diên Thọ vẽ sai với người thật, bèn sai xử trảm Thọ.
Chiêu Quân trở thành sủng phi của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi (宁胡阏氏) (Theo Hán Việt Thiều Chữu thì Yên chi (閼氏) tên hiệu của hoàng hậu Hung Nô (匈奴)). Họ sinh được hai người con trai, chỉ một trong số đó sống sót với tên gọi là Y Chư Trí Nha Sư (伊屠智牙師) và một người con gái, tên là Vân (雲), sau này là một nhân vật đầy quyền lực trong hệ thống chính trị của Hung Nô.
Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề (復株累若鞮)- con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.
Hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm, tuy nhiên, sau này người ta đã không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân.
Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là làng Chiêu Quân. Dòng suối, nơi tương truyền nàng từng ra giặt vảitrước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổcó hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).
- Nhắc đến Vương Chiêu Quân, hẳn rất nhiều người biết đó là một trong "tứ đại mỹ nhân" của Trung Hoa cổ đại. Nhưng tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ (làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam) cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và thần tích còn ghi rõ.
- Khi vẽ Chiêu Quân, có thuyết cho rằng Mao Diên Thọ đã vẽ thêm một nốt ruồi dưới khóe mắt và tâu với Hán Nguyên Đế đó là "Sát phu trích lệ", tướng sát chồng. Vì vậy Hán Nguyên Đế không cho vời nàng tới tận khi Chiêu Quân bị cống sang Hung Nô. Một thuyết khác thì Chiêu Quân tài hoa tự vẽ chân dung của mình, nhưng bức tranh đó bị Mao Diện Thọ điểm thêm nốt ruồi "Sát phu trích lệ".
Chiêu Quân của Quang Dũng
- Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
- Tì bà lanh lảnh buốt cung Thương
- Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
- Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
- Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
- Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
- Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
- Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
- Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
- Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
- Quân vương chắc cũng say và khóc
- Ái khanh! Ái khanh! Lời nghẹn ngùng
- Hồ xang hồ xang xự hồ xang
- Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
- Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
- Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
Hán vũ đế (31 tháng 7, năm 156 TCN - 29 tháng 3, năm 87 TCN)
Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]
Sau Án Vu cổ, Hán Vũ Đế lập con trai út Lưu Phất Lăng làm Thái tử, đồng thời bắt mẹ của Phất Lăng là Câu Dặc phu nhân Triệu thị phảichết, vì lo sợ Phất Lăng còn nhỏ thì bà ta sẽ thành Thái hậu, vượt quá bổn phận[56]. Vũ Đế có ý định giao con trai cho Hoắc Quang sau khi mình qua đời. Năm 88 TCN, ông sai họa sư làm bức vẽ "Chu công bối Thành Vương triều chư hầu đồ" (周公背成王朝诸侯图), trao cho Hoắc Quang với ý định nhờ ông ta phụ tá cho Phất Lăng[57].
Năm Chính Hòa nguyên niên (92 TCN), Vu cổ chi họa (巫蠱之禍) trứ danh trong lịch sử nhà Hán xảy ra. Khi đó, vợ của thừa tướng Công Tôn Hạ (公孫賀) sử dụng thuật vu cổ bị phát giác, cả nhà Công Tôn bị giết hại[53]. Ngoài ra, những thành viên trong thân tộc họ Lưu cũng bị liên lụy, trong đó có Dương Thạch công chúa (陽石公主) và Chư Ấp công chúa (诸邑公主) là con của Vệ Hoàng hậu. Hán Vũ Đế sau đó quyết định mở rộng việc điều tra, giao việc này cho sủng thần Giang Sung và Án Đạo hầu Hàn Thuyết (韓說), vì trước đó Giang Sung nói có cổ khí ở trong cung. Giang Sung vốn có hiềm khích với Thái tửLưu Cứ, nên muốn nhân việc này giá họa cho Thái tử.
Tháng 7 năm 91 TCN, Giang Sung tìm đến cung của Vệ hoàng hậu và Thái tử, rao lên rằng có bùa yểm. Thái tử sợ Giang Sung hại mẹ con mình, bèn n ghe theo lời Thái phó Thạch Đức (石德), giả lệnh bắt Sung và mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Tràng An. Hán Vũ Đế đang dưỡng bệnh ở Cam Tuyền cung (甘泉宫), nghe tin Thái tử làm loạn bèn sai thừa tướng Lưu Khuất Li (劉屈氂) đem quân bắt Thái tử. Cuối cùng Thái tử Lưu Cứ bị thua, phải tự vẫn. Vệ hoàng hậu bị buộc phải tự vẫn; 3 hoàng tử, 1 công chúa khác cũng bị xử tử.[54]. Không lâu sau đó, thừa tướng Lưu Khuất Li cũng bị cho là dính dáng tới chuyện yểm bùa và bị giết.
Cuối cùng, Hán Vũ Đế tỉnh ngộ ra rằng những chuyện yểm bùa phần nhiều do Giang Sung bày đặt ra, nên bắt giết cả nhà Giang Sung. Vì thương nhớ thái tử, Hán Vũ Đế cho xây Tử Tư cung (思子宮; nhớ con).
Thay ngôi hoàng hậu[sửa | sửa mã nguồn]
- Bài chi tiết: Vệ Tử Phu
Hán Vũ Đế thành hôn với Trần Kiều khi còn chưa đến tuổi trưởng thành, sau khi lên ngôi lại phong bà ta làm hoàng hậu, song bà ta không có con, điều này khiến cho mối quan hệ giữa hai người ngày một tẻ nhạt, Trần Hoàng hậu mất đi tình cảm của Vũ Đế. Năm 139 TCN, trong khi tới thăm nhà của Bình Dương công chúa, Hán Vũ Đế gặp được Vệ Tử Phu và hết mực sủng ái, đưa về cung lập làm phu nhân[4][50], sau đó lại trọng dụng những người trong gia tộc họ Vệ khiến Trần Hoàng hậu tức giận. Để đối phó, Trần Hoàng hậu bỏ nhiều tiền để tìm phương thuốc có con, nhờ người đồng cốt Sở Phục giúp bà mang thai và nguyền rủa Vệ Tử Phu.
Năm 130 TCN, chuyện bùa yểm bị phát giác, khi có người tố cáo Hoàng hậu dùng thuật vu cổ. Hán Vũ Đế vô cùng tức giận. Sau đó chuyện tình của hoàng hậu cũng bị vạch trần. Vũ Đế lập tức định tội bà, giao cho Trương Thang điều tra[51]. Cuối cùng, Trần Hoàng hậu bị giam vào Trường Môn cung, còn Sở Phục và hơn 300 người bị bắt giết. Sau đó Hán Vũ Đế lập Vệ Tử Phu lên làm hoàng hậu. Những thành viên trong gia tộc của Vệ hoàng hậu cũng được trọng dụng như Vệ Trường Quân,Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh..., trở thành một thế lực ngoại thích trong triều.
Tiêu diệt Nam Việt[sửa | sửa mã nguồn]
- Bài chi tiết: Chiến tranh Hán-Nam Việt
Đất Nam Việt nguyên trước thuộc nhà Tần, được chia làm ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Khi nhà Tần suy yếu, thủ lĩnh cát cứ ở đó là Triệu Đà nổi dậy lập ra nước Nam Việt[41]. Khi nhà Hán thành lập thì Triệu Đà dâng cống xin quy phục, nhưng trong nước vẫn dùng đế hiệu và không hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc. Năm 112 TCN, Hán Vũ Đế cử sứ An Quốc Thiếu Quý sang Nam Việt dụ vua và thái hậu vào chầu. Trước kia, thái hậu từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý nên đồng ý với yêu cầu này. Tể tướng Lữ Gia bất bình, đem quân vào cung giết hại vua và thái hậu và sứ giả của Hán[42][43].
Sau đó Lữ Gia đem quân phá Hàn Thiên Thu. Hán Vũ Đế tức giận, sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức xuất phát từ Quế Dương, Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc xuất phát từ Dự Chương, Qua Thuyền tướng quân Nghiêm xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân Giáp đem quân xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu Quý đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, hội ở Phiên Ngung là kinh đô Nam Việt.
Mùa đông năm 111 TCN, Hán Vũ Đế lại cử Dương Bộc đem 9000 tinh binh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn lấy được thuyền thóc của quân Triệu, kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Lộ Bác Đức. Bác Đức cùng Bộc hội quân tiến đến Phiên Ngung, đánh bại quân Triệu và phóng lửa đốt thành. Quân trong thành đầu hàng. Lữ Gia và vua Triệu bỏ chạy, bị bắt được giết chết. Các xứ ở Nam Việt đều xin hàng. Nhà Hán chiếm xong Nam Việt, lập ra bảy quận trên đất ấy và đất Dạ Lang.
Muốn diệt họa Hung Nô và mở mang bờ cõi thì quân đội phải mạnh, quân luật phải nghiêm, và ông dùng chính sách của Pháp gia. Vũ Đế không tha thứ cho những viên tướng bại trận, không xét hoàn cảnh và tình thế của họ, cứ thẳng tay trừng trị. Vì vậy, có nhiều tướng bại trận phải theo hàng giặc chứ không dám về triều đình. Thấy vậy, Vũ Đế lại càng tàn nhẫn, tru di tam tộc những tướng này, như trường hợp của Lý Lăng. Không ai dám trái ý ông, chỉ tỏ vẻ bất mãn, bất phục cũng đủ làm cho ông trị tội rồi. Vì vậy, triều thần không ai dám can gián. Tư Mã Thiên chỉ vì bênh vực Lý Lăng mà phải chịu tội nhục nhã nhất thời đó: tội bị thiến.[12]
Một mặt, ông rất đề cao Nho học, đặt ra chức ngũ kinh, bác sĩ, tuyển dụng những người giỏi như Công Tôn Hoằng, rồi lại thay đổi triều chính, sửa lại lịch, định lễ tế trời và tế đất, xây cất cung điện. Ông cũng trọng dụng những nhà nho như Đổng Trọng Thư, và thích những nhân văn có tài làm phú ca tụng như Tư Mã Tương Như.[12] Nhờ vậy, văn học thời bấy giờ phát triển.[12]
Khác với Văn Đế và Cảnh Đế, Hán Vũ Đế lại chủ trương tôn sùng Nho giáo chứ không phải là Đạo Giáo. Ngay sau khi lên ngôi, Hán Vũ Đế nghe theo ý kiến của Đổng Trọng Thư, chủ trương bãi truất Bách gia, độc tôn nho thuật[16][17]. Vũ Đế quyết định rằng Đạo giáo không còn thích hợp cho Trung Quốc nữa, và chính thức tuyên bố Trung Quốc là một quốc gia Khổng giáo; tuy nhiên, giống như các vị vua trước đó, ông tổng hợp các biện pháp của Pháp gia với ý tưởng Khổng giáo. Sự công nhận chính thức đối với Khổng giáo này dẫn tới một hệ thống bổ nhiệm quan chức dân sự duy nhất, nhưng các ứng cử viên cũng bắt buộc phải thông hiểu các tác phẩm kinh điển của Khổng giáo (Tứ thư, Ngũ kinh) đối với hệ thống quan lại của đế quốc, yêu cầu này kéo dài tới tận khi nước Cộng hoà Trung Hoa được thành lập năm 1911. Các trí thức Khổng giáo có được ưu thế nổi bật khi họ là hạt nhân của hệ thống bổ nhiệm quan chức dân sự.
Khác với Văn Đế và Cảnh Đế, Hán Vũ Đế lại chủ trương tôn sùng Nho giáo chứ không phải là Đạo Giáo. Ngay sau khi lên ngôi, Hán Vũ Đế nghe theo ý kiến của Đổng Trọng Thư, chủ trương bãi truất Bách gia, độc tôn nho thuật[16][17]. Vũ Đế quyết định rằng Đạo giáo không còn thích hợp cho Trung Quốc nữa, và chính thức tuyên bố Trung Quốc là một quốc gia Khổng giáo; tuy nhiên, giống như các vị vua trước đó, ông tổng hợp các biện pháp của Pháp gia với ý tưởng Khổng giáo. Sự công nhận chính thức đối với Khổng giáo này dẫn tới một hệ thống bổ nhiệm quan chức dân sự duy nhất, nhưng các ứng cử viên cũng bắt buộc phải thông hiểu các tác phẩm kinh điển của Khổng giáo (Tứ thư, Ngũ kinh) đối với hệ thống quan lại của đế quốc, yêu cầu này kéo dài tới tận khi nước Cộng hoà Trung Hoa được thành lập năm 1911. Các trí thức Khổng giáo có được ưu thế nổi bật khi họ là hạt nhân của hệ thống bổ nhiệm quan chức dân sự.
Nhãn:
111 TCN,
117 TCN,
Đổng Trọng Thư,
Hán Vũ đế,
Lữ Gia,
Nhà Triệu,
Tư Mã Tương Như
Lý Bạch (701 - 762)
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Lý Kiến Thành. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu làThanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên.
Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).
Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".
Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".
Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khó xử.
Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng nghe theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào mà ông đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán.
Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]
Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:
Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.
Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử (bài thơ tuyệt mệnh của ông).
hác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...).
Đỗ Phủ (712 – 770)
Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Ông còn làm một bài thơ ca ngợi tài múa kiếm điêu luyện của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương. Đó là bài Công Tôn Đại Nương đệ tử vũ kiếm khí hành. Đến nay, bài "Mao ốc vị thu phong sở phá ca " là 1 bài thơ nổi tiếng nhất của " thi thánh "
Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns,Wordsworth, Béranger, Hugo.
Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.
Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.
Sự Biến An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm. Nó tàn phá xã hội Trung Quốc: năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu, số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông.
Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.
Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướngPhật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".
Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.
“ | Nhân sinh Thất thập cổ lai hy. (Nghĩa là Người ngoài 70 xưa nay hiếm) | ” |
— Đỗ Phủ
|
Nhãn:
712,
713,
755,
770,
An lộc sơn,
Béranger,
Burns,
Đỗ Phủ,
Đường Huyền Tông,
Horace,
Hugo,
Lý Bạch,
Milton,
Ovid,
Shakespeare,
Virgil,
Wordsworth
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)