Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Đường Thái Tông (598 - 649)

Thường được xem như là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc (Tần HoàngHán Vũ, Đường Tông, Tống Tổ), nhà Đườngdưới thời Thái Tông phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự, trở thành đất nước rộng lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Nhà Đường bao quát vùng đất gồm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần Việt Nam và một phần lớn Trung Á kéo dài đến phía đôngKazakhstan.


Thành quả mà triều đại của Thái Tông đạt được đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của cháu cố ông sau này là Đường Huyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi làKhai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông mất, nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình và thịnh vượng.

Những năm 625 và 626, cảm thấy sự tranh đoạt ngôi vị giữa các con sẽ gây ảnh hưởng xấu cho triều Đường mới thành lập, Đường Cao Tổ dần dần tỏ ý muốn cắt giảm quyền lực của Lý Thế Dân, củng cố ngôi vị Thái tử, cùng năm đó Đột Quyết xâm lấn, Đường Cao Tổ cũng không cử Lý Thế Dân đi đánh dẹp như thường lệ mà giao việc này cho Lý Nguyên Cát. Lý Thế Dân biết ý cha mình đã định nên quyết định ra tay trước. Theo mưu kế của thuộc hạ, Lý Thế Dân dâng tấu tố cáo Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tư thông với hậu cung, khiến Đường Cao Tổ hoài nghi, cho triệu cả ba vào cung tra xét thực hư. Lý Thế Dân ngầm đặt phục binh ở cửa Huyền Vũ, đợi lúc Kiến Thành và Nguyên Cát đi vào liền đổ ra giết chết cả hai. Lý Kiến Thành bị Thế Dân bắn chết, Lý Nguyên Cát bị Uất Trì Kính Đức giết chết. Lúc này, Phùng Dực, Phùng Lập là thuộc hạ của Thái tử và các tướng lĩnh trong phủ Tề Vương như Tiết Vạn Triệt đã dẫn hàng ngàn binh mã tấn công Huyền Vũ môn nhưng chưa phá được thì Uất Trì Kính Đức đã chặt thủ cấp của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát để phủ dụ. Thấy Thái tử, Tề Vương đều đã chết, đạo binh mã này mới tan.

Năm 626, ngày 4 tháng 9, Lý Thế Dân lên ngôi, tức là hoàng đế Đường Thái Tông, sử dụng niên hiệu là Trinh Quán (貞觀), mở đầu cho thời kỳ Trinh Quán chi trị (貞觀之治) thịnh vượng cho triều đại nhà Đường.

Theo truyền thuyết, nhà sư Đường Huyền Trang (Đường Tăng) đi Tây Thiên lấy kinh được ông kết làm huynh đệ.
Về già, nhớ đến các công thần cùng mình vào sinh ra tử lập nên nhà Đường, Thái Tông hạ lệnh xây Lăng Yên Các, cho người vẽ hình và ghi lại sự tích của 24 vị công thần để được đời sau thờ phụng.

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Gần cuối đời, Thái Tông phải thấy cảnh chính con trai là Thái tử Lý Thừa Càn làm phản, muốn giết ông để cướp ngôi. Lý Thừa Càn vốn không chịu học hành, chỉ thích sống lêu lổng, dựng lều trong vườn cấm, cùng với một bọn lưu manh cướp bóc dân chúng đem về nhậu nhẹt, hát những bài hát Hồ. Nhiều đại thần khuyên Thái tông truất ngôi thái tử mà đưa người con khác lên, nhưng ông sợ các con sẽ dẫm vào vết xe đổ của chính mình nên không nghe theo, cứ giữ đúng tôn pháp nhà Chu, chỉ con cả của dòng vợ chính mới được nối ngôi.
Sau Lý Thừa Càn nghe lời bạn xúi giục, âm mưu giết cha để cướp ngôi để mau được sống theo ý mình. Âm mưu bị lộ, Thái Tông không nỡ giết, chỉ đày đi Tứ Xuyên, năm sau Lý Thừa Càn chết tại đó. Còn những kẻ xúi giục thái tử đều bị hành quyết, trong đó có Hầu Quân Tập. Tề Vương Lý Hữu sau đó cũng làm phản, nhưng lần này thì ông ép con phải uống thuốc độc chết. Ngụy Vương Lý Thái thấy các kẻ địch tiềm năng của mình kẻ chết kẻ bị biếm, bèn uy hiếp người em cùng mẹ là Lý Trị không được tranh ngai vàng với mình. Thái Tông sợ Lý Thái lên ngôi sẽ hạ độc thủ với các anh em mình nên biếm Thái làm thứ dân.
Cuối đời, ông bắt đầu sợ chết. Cũng giống như Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế, ông cho người đi tìm thuốc trường sinh và ăn các loại đan dược như Tần Thủy Hoàng từng làm. Tuy nhiên việc này đã khiến ông bị kiết lị và làm tái phát căn bệnh ông mắc phải khi đi đánh Cao Câu Ly, cuối cùng ông bị ngộ độc.
Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, hưởng thọ 52 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thái Tông (太宗), thụy hiệu là Văn hoàng đế (文皇帝), táng tại Chiêu lăng. Về sau các vị hoàng đế hậu duệ của ông dâng thêm thụy hiệu đầy đủ thành Văn Vũ Đại Thánh Đại Quảng Hiếu hoàng đế (文武大聖大廣孝皇帝).
Ông đưa Thái tử Lý Trị lên kế vị, tức là Đường Cao Tông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét