Chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình hiện lưu giữ Cột Kinh Phật độc bản trên 1.000 năm tuổi. Bảo vật quốc gia nặng 4,5 tấn được làm bằng đá vôi nguyên khối.
Từ đền Vua Đinh, Vua Lê đi qua cổng phía Bắc khu Di tích Cố đô Hoa Lư khoảng 200 m là đến chùa Nhất Trụ (thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ 10, hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý minh chứng cho thời kỳ hưng thịnh của nhà nước Đại Cồ Việt buổi sơ khai.
Chùa Nhất Trụ còn được gọi là chùa Một Cột, nằm trong nền đất của kinh thành Hoa Lư xưa. Đây là di tích quan trọng của Cố đô Hoa Lư, xưa kia chùa không chỉ là nơi tu hành mà còn là nơi luận bàn việc nước của các bậc cao tăng từng đi vào sử sách như nhà sư Pháp Thuật, Khuông Việt và Vạn Hạnh...
Mang tên gọi Nhất Trụ vì phía trước ngôi chùa có một cột kinh Phật bằng đá. Bà Lê Thị Bích Thục, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, cho biết cột đá này do vua Lê Đại Hành cho xây dựng năm 995 để dâng nhà Phật.
Cột kinh có hình bát giác, nặng 4,5 tấn, cao 4,16 m tính từ chân đế đến chóp. Cây cột gồm 6 bộ phận đều được làm bằng đá vôi có tuổi địa chất khoảng 300 triệu năm. Việc lắp ghép các bộ phận với nhau sử dụng ngõng (khớp nối thủ công) mà không dùng đến bất cứ một chất kết dính nào. Điều này thể hiện trình độ tính toán khoa học, tỷ mỷ của các nghệ nhân xưa.
Phần đế cột kinh có hình vuông, được làm bằng đá xanh nguyên khối, mỗi cạnh dài 1,4m, dày 0,3m. Trên tảng đá này chạm khắc một vòng 22 cánh sen đơn bao quanh đế cột, với đường kính vòng sen 1,07 m.
"Theo nhận định của các nhà nghiên cứu văn hóa, cánh sen trên đế vuông của Cột Kinh Phật xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam trong nghệ thuật chạm khắc đá. Quan niệm của nhà Phật, hoa sen tượng trưng cho cõi niết bàn và trí tuệ của con người”, bà Thục cho hay.
"Theo nhận định của các nhà nghiên cứu văn hóa, cánh sen trên đế vuông của Cột Kinh Phật xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam trong nghệ thuật chạm khắc đá. Quan niệm của nhà Phật, hoa sen tượng trưng cho cõi niết bàn và trí tuệ của con người”, bà Thục cho hay.
Tiếp giáp với phần đế vuông là chân cột có hình tròn (cao hơn 30 cm), cấu tạo theo kiểu trên to dưới nhỏ, đường kính chỗ lớn nhất rộng 76 cm. Bên dưới chân đế có ngõng tròn để khớp vào lỗ mộng của tảng đá.
Thân cột hình bát giác trên to dưới nhỏ bằng đá xanh nguyên khối, cao gần 2,4 m. Hai đầu thân cột đều có ngõng để cắm vào đế và thớt bát giác. Đây là bộ phận chính của Cột Kinh. 8 mặt đều được mài nhẵn lì chạm khắc 2.500 chữ Hán.
Trên thân cột đá cổ khắc nhiều kinh Phật bằng chữ Hán. Trải qua hơn nghìn năm, các chữ Hán trên thân cột hiện đã bị mờ đi khá nhiều. Hiện chỉ còn đọc được khoảng 1.200 chữ ở nửa trên thân cột.
Nội dung chủ yếu là kinh Đà La Ni, kinh Thủ Lăng Nghiêm và ca ngợi sự bền vững của đức hạnh Phật. Trên cột đá còn thấy các chữ Đệ tử Thăng Bình Hoàng đế tả tạo (tức Hoàng đế Thăng Bình - vua Lê Hoàn). Sự xuất hiện của các chữ Hán trên thân cột còn cho thấy nghệ thuật chạm khắc đá, thư pháp trên đá ở nước ta có từ cách đây cả nghìn năm.
Trải qua hơn nghìn năm tồn tại do bom đạn chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi tiếp giáp giữa các bộ phận cột kinh có dấu hiệu xuống cấp, một vài chỗ đá bị nứt hay sứt sẹo được chính quyền địa phương dùng keo hoặc xi măng hàn gắn lại.
Ngoài phần thân 8 cạnh, cột kinh còn có thớt bát giác, tiếp đến là đấu tám cạnh và chóp. Chóp cột kinh có hình hồ lô thóp bụng, cổ dài, miệng tù, cao khoảng 80 cm. Theo ban quản lý di tích, chóp nguyên bản của cột kinh đã bị thất lạc và hiện được thay thế bằng chóp mới.
Hơn 10 thế kỷ được tạc dựng, dù có đôi chõ sứt sẹo nhưng cột kinh Phật này nghiêng hề bị nghiêng lún. Đó cũng là một điều đặc biệt của thạch trụ cổ nhất Việt Nam này.
Xưa kia, cột kinh được đặt ngoài trời, nhưng những năm gần đây để tránh sự bào mòn của thời tiết đối với các họa tiết hoa văn, đặc biệt là các chữ Hán kinh Phật trên thân thạch trụ, một nhà che cột đã được xây dựng kiên cố với nhiều cột gỗ lim. Khu nhà được lợp bằng ngói âm dương, kiến trúc kiểu mái cong.
Mang nhiều giá trị về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa, điêu khắc và ý nghĩa lịch sử, tháng 12/2015 cột Kinh Phật chùa Nhất Trụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Chùa Nhất Trụ cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh là những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong khuôn viên kinhthành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Trong số đó, chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trung tâm thành Đông, là di tích quan trọng nhất. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.
Trên cột đá còn thấy các chữ "Đệ tử Thăng Bình Hoàng đế tả tạo" (Hoàng đế Thăng Bình tức vua Lê Hoàn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét