Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại.
Khi quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long đã làm hư hại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nông dân trại Văn Chương xin Nguyễn Huệ dựng lại bia đề tên Tiến sĩ trong nhà Giám viết rằng:
-
-
- Bia Tiến sĩ dựng trong Văn Miếu
- Khởi từ năm Đại Bảo thứ ba
- Xí vào Nhâm Tuất hội khoa
- Thái Tông ngự trị thuộc nhà Hậu Lê
- Rồi từ đó lệ về Quốc Giám
- Trải ba trăm ba mươi tám năm ròng
- Đến năm thứ 40 niên hiệu Cảnh Hưng vua Hiển Tông
- Là khoa Kỷ Hợi cuối cùng hết bia
- Tính gồm lại số bia trong Giám
- Cả trước sau là tám mươi ba
- Dựng theo thứ tự từng khoa
-
-
-
- Bia kia sáu thước cách xa bia này
- Nhà bia đủ đông tây 10 nóc
- Vuông bốn bề ngang dọc bằng nhau
- Mỗi bề hai chục thước tàu
- Cột cao mười thước có lầu chồng diêm
- Coi thể thế tôn nghiêm có một
- Cửa ra vào then chốt quan phòng
-
-
-
- Bốn quan nhất phẩm giám phong
- Ba cơ, bảy vệ canh trong canh ngoài
- Bia mới dựng đầy 2 nóc trước
- Tám nóc sau còn gác lưu không
- Năm năm chờ đợi bảng rồng
- Các quan bộ Lễ, bộ Công chiếu hành [11]
-
Tháng 4 năm 1976 Viện Khảo cổ học phối hợp với phòng Bảo tồn bảo tàng, sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã khai quật được một con rùa đá đế bia chìm sâu dưới lòng hồ cạnh Khuê Văn Các. Thân bia chưa thấy, song sự việc này đã nâng số bia Tiến sĩ lên con số 83. Những năm thực dân Pháp xâm lược rồi tạm chiếm Hà Nội, 2 vườn bia có lúc hoang vắng, cỏ cao lút đầu.[12] Hiện nay 2 vườn bia đã được tu sửa lại theo mẫu sửa nhà bia cuối cùng vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 16 (1863), do Bố chính Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với thự Hậu quân Đô thống, Tổng đốc Hà Ninh là Tôn Thất Hân và Án sát Hà Nội là Đặng Tá khởi xướng làm 2 nhà bia mỗi nhà 11 gian để che mưa nắng cho các di vật quý giá này. Nội dung được ghi rõ trong 2 tấm bia dựng ở bên trái sân Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám (xem phần trích trong mục Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét