Năm 33 TCN, lúc đó Hung Nô phía bắc đã thống nhất được Nam bắc sau thời kỳ chia cắt, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà (呼韓邪) đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Thiền vu nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của Nguyên Đế. Thay vì gả một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung.
Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa. Các cung nữ đều ngần ngại sang Hung Nô. Có cung nữ Vương Chiêu Quân tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà và Vương Chiêu Quân, Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên rất hối tiếc. Ông bèn hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật. Nguyên do vì Mao Diên Thọ bắt các cung nữ phải đút lót mới vẽ hình đẹp để được vào gặp thiên tử, nếu không chịu hối lộ sẽ bị vẽ hình xấu. Nguyên Đế thấy tranh Mao Diên Thọ vẽ sai với người thật, bèn sai xử trảm Thọ.
Chiêu Quân trở thành sủng phi của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi (宁胡阏氏) (Theo Hán Việt Thiều Chữu thì Yên chi (閼氏) tên hiệu của hoàng hậu Hung Nô (匈奴)). Họ sinh được hai người con trai, chỉ một trong số đó sống sót với tên gọi là Y Chư Trí Nha Sư (伊屠智牙師) và một người con gái, tên là Vân (雲), sau này là một nhân vật đầy quyền lực trong hệ thống chính trị của Hung Nô.
Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề (復株累若鞮)- con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.
Hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm, tuy nhiên, sau này người ta đã không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân.
Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là làng Chiêu Quân. Dòng suối, nơi tương truyền nàng từng ra giặt vảitrước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổcó hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).
- Nhắc đến Vương Chiêu Quân, hẳn rất nhiều người biết đó là một trong "tứ đại mỹ nhân" của Trung Hoa cổ đại. Nhưng tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ (làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam) cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và thần tích còn ghi rõ.
- Khi vẽ Chiêu Quân, có thuyết cho rằng Mao Diên Thọ đã vẽ thêm một nốt ruồi dưới khóe mắt và tâu với Hán Nguyên Đế đó là "Sát phu trích lệ", tướng sát chồng. Vì vậy Hán Nguyên Đế không cho vời nàng tới tận khi Chiêu Quân bị cống sang Hung Nô. Một thuyết khác thì Chiêu Quân tài hoa tự vẽ chân dung của mình, nhưng bức tranh đó bị Mao Diện Thọ điểm thêm nốt ruồi "Sát phu trích lệ".
Chiêu Quân của Quang Dũng
- Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
- Tì bà lanh lảnh buốt cung Thương
- Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
- Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
- Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
- Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
- Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
- Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
- Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
- Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
- Quân vương chắc cũng say và khóc
- Ái khanh! Ái khanh! Lời nghẹn ngùng
- Hồ xang hồ xang xự hồ xang
- Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
- Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
- Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét