Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới thời Hậu Lê nói chung, và trong thời vua Lê Thánh Tông nói riêng, Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó, Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới Nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các Phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.
Nho giáo cũng đóng góp một cách đáng kể vào tín ngưỡng và cách xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững chắc và phát triển.
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!" (lời của vua Lê Thánh Tông nói với các quan phụ trách biên cương năm 1473, được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư.)
Ông thường bảo với triều thần:
“ |
Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.
| ” |
— Lê Thánh Tông
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét