Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Moise (1350 TCN)

Ông là một thiên tài quân sự.[5] Buổi đầu sự nghiệp của ông khá giống với vua Cyrus Đại Đế - vị Hoàng đế khởi lập Đế quốc Ba Tư (xem bộ sử "Historiai" của Herodotos) - và ông cùng với vua Cyrus Đại Đế đóng vai trò vô cùng lớn lao trong lịch sử.[6] Ông trở thành một vị anh hùng dân tộc của người Do Thái.

Moses chào đời khi Pharaon (Vua Ai Cập) ra lệnh sát hại tất cả bé trai Hebrew bằng cách trấn nước chúng tại sông Nile. Cả kinh Torah và sử gia Flavius Josephus đều không nói gì đến tên tuổi và thân thế của Pharaon này.[12] Người ta không rõ đây là vị Pharaon nào trong lịch sử Ai Cập cổ đại, và có những quan điểm cho rằng đây là vua Seti I hoặc là vua Ramesses II của Vương triều thứ 19.[13

Khi nghỉ chân tại một giếng nước, Moses bênh vực bảy cô gái chăn cừu khỏi một nhóm mục tử hung bạo.

Cha của các cô gái, một thầy tư tế xứ Midian tên Jethro,[21][22][23] tiếp đãi Moses và gả con gái Zipporah, rồi giao bầy chiên cho ông chăm sóc.

Khi đến Marah, gặp phải nguồn nước đắng, dân chúng oán trách Moses, nhưng Moses lấy một thanh gỗ ném xuống nước, nước bèn hóa ra ngọt.[37][38] Rồi đến lúc thực phẩm cạn kiệt, dân chúng tìm gặp Moses và Aaron, cay đắng bảo rằng họ thà chết trong kiếp nô lệ ở Ai Cập hơn là chết đói trong hoang mạc.

Mặc dù có sự đồng thuận của cả nhóm về sự trù phú của xứ Canaan, chỉ có Joshua và Caleb cố thuyết phục đoàn dân đi lên chiếm lấy xứ; hậu quả là hai người suýt mất mạng vì dân chúng định ném đá họ. Dân chúng kêu khóc đòi trở lại Ai Cập vì khiếp đảm trước thành trì vững chắc và hình vóc cao lớn của dân trong xứ, rồi bàn bạc với nhau để lập lên một quan trưởng mới đặng dẫn họ trở lại Ai Cập.[54] Moses không chịu nhìn thấy dân Israel bị tận diệt trong cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, cũng không chịu tiếp nhận cơ hội để dòng dõi của ông trở thành tuyển dân của Ngài. Ông nài xin Thiên Chúa, "Chúa vốn chậm nóng giận và đầy ơn; hay xá điều gian ác và tội lỗi; nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời. Tôi xin Chúa tha tội gian ác của dân này tùy theo ơn lớn của Chúa, như Chúa đã tha từ xứ Ai Cập đến đây."[55] Thiên Chúa nhậm lời cầu nguyện của Moses và không hủy diệt dân Israel nhưng chỉ trừng phạt họ bằng cách để họ lang thang trong hoang mạc 40 năm cho đến khi những kẻ phản loạn này chết ở đó. Con cháu của họ là những người sẽ đi lên chiếm lấy xứ Canaan. Trong một sự bùng nổ cảm xúc, dân chúng quyết định tiến vào Canaan dù Mose đã cố ngăn cản họ. Và họ bị thảm bại trước dân Amalek và Canaan.

Thiên Chúa ra lệnh Moses bảo với hòn đá thì nó sẽ chảy ra nước để nuôi dân chúng và bầy súc vật của họ. Song Moses cầm gậy đập hai lần vào hòn đá, nước chảy tràn ra nhiều nhưng Mose và Aaron không được bước chân vào đất hứa vì không tôn Chúa nên thánh trước dân chúng.

Sau đó, Moses chúc phước cho dân chúng, rồi lên núi Nebo đến đỉnh Pisgah, nhìn khắp xứ đang trải rộng dưới chân, rồi từ trần, khi ấy ông được một trăm hai mươi tuổi.[75] Chính Thiên Chúa chôn Moses trong trũng tại xứ Moab; "cho đến ngày nay không ai biết được mộ của người".[76]

"Cũng như Moses, Trẫm nhận thấy miền Đất Hứa từ phương xa, nhưng Trẫm sẽ không thể đến đó."

Nhiều người nhận thấy nơi Martin Luther King - khi ông lãnh đạo phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da màu ở Hoa Kỳ trong thập niên 1960 - hình ảnh của Moses khi đứng trước Pharaoh và tuyên bố, "Hãy để dân ta đi!". Một ngày trước khi bị ám sát, King đã nói với những người ủng hộ mình, "Trường thọ là điều quý báu, nhưng hiện nay tôi không quan tâm đến nó. Tôi chỉ muốn tuân phục ý Chúa. Ngài cho phép tôi leo lên đỉnh núi, nhìn về phía xa, và tôi đã thấy Đất Hứa. Có thể tôi sẽ không đến đó cùng với anh em. Nhưng đêm nay tôi muốn anh em biết rằng, chúng ta, như là một dân tộc, sẽ tiến vào Đất Hứa. Đêm nay tôi thấy mình hạnh phúc. Tôi không lo lắng gì nữa. Tôi không sợ hãi ai nữa. Mắt tôi đã ngắm xem sự vinh hiển của Chúa.[84]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét