Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Ramesses II (sinh 1303 TCN)

Ông ra đời gần năm 1303 TCN và ở tuổi 14, ông được vua cha Seti Ichọn làm thái tử kế vị.[3] Ông được tin là đã lên ngôi vua khi mới ngoài 20 tuổi và cai trị nước Ai Cập từ 1279 TCN đến 1213 TCN[4] cho tổng cộng là khoảng 66 năm 2 tháng theo Manetho. Ông là người thời xưa duy nhất được tin là sống được đến 90 tuổi. Nếu ông lên ngôi vua năm 1279 TCN như theo các nhà Ai Cập học thời nay tin rằng, ông lên ngôi vào ngày 31 tháng 51279 TCN, căn cứ vào ngày tháng đăng quang được biết của IIIShemu cho là ngày 27.[5] Ramesses II đã tổ chức đến 14 lễ hội Sed trong triều đại ông-nhiều hơn các pharaong khác.[6] Sau khi qua đời, ông được chôn ở ngôi mộ tại Thung lũng các vị vua;[7] thi hài ông về sau đã được đưa tới nhà xác hoàng gia nơi nó được tìm thấy năm 1881, và hiện nay ởbảo tàng Ai Cập.

 Ông là người thời xưa duy nhất được tin là sống được đến 90 tuổi. 

Một mệnh lệnh từ người cha là sau khi lấy vợ Ramesses II phải có thật nhiều con. Cứ mỗi lần ông được vua cha cho nghỉ phép về thăm vợ Nefertari hay Isetnofret là Hoàng gia Ai Cập lại vang lên tiếng khóc của trẻ thơ. Ông cũng có cưới em gái ông, Henutmire,[10]. Nhà Ai Cập học Kenneth Kitchen thuộc Đại học Liverpool, người đã bỏ ra 22 năm trời để dịch 2000 trang chữ Ai Cập cổ đại có liên quan đến Ramesses II, nhận xét: "Trong vòng 10 năm, mỗi bà vợ nói trên đã sinh cho Ramesses 5 người con trai và 1 cô con gái. Các bà thứ phi cũng tặng ông từ 5 đến 10 hoàng tử. Kết quả là ông có hơn 100 người con, nhiều con nhất trong các pharaong. Ramesses không hề bận tâm đến chuyện thê nhi như Akhenaten ngày xưa. Ông luôn ngước mắt ngưỡng mộ các trận đánh bụi mù cát sa mạc của cha và những công trình kiến trúc nghẹt thở về mức độ to lớn, hùng vĩ. Các pharaong tin rằng kiến trúc càng to thì quyền hành cũng vươn lên trời cao. Seti I và Ramesses II là hai vị vua có các công trình xây dựng đồ sộ nhất, phần lớn để khắc in mạnh mẽ niềm tin đó vào tâm khảm người dân Ai Cập và do vậy tạo dựng một quyền uy bất khả xâm phạm.

Vậy thì Moise khoảng 1350 TCN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét