Năm 1337 ngay trước khi Cái chết đen bùng nổ, Anh và Pháp đã lao vào cuộc chiến sau này được biết đến với cái tên Chiến tranh Trăm năm. Tất cả đã khiến châu Âu vào giữa thế kỷ 14 thực sự rơi vào thảm kịch cả về kinh tế và xã hội.
Năm 1348 Cái chết đen lây lan nhanh tới mức giới cầm quyền và các bác sĩ không còn đủ thời gian để tìm hiểu bản chất của đại dịch. Họ thậm chí đã quay sang giả thiết rằng đại dịch này do các thế lực siêu nhiên, động đất hoặc việc người Do Tháiđầu độc nguồn nước.[26] Kết quả là cộng động người Do Thái ở châu Âu đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công,[36] ví dụ tháng 8 năm 1349 cộng đồng người Do Thái ở Mainz và Köln đã bị tiêu diệt, tháng 2 cùng năm đó, người Công giáo đã giết 2.000 người Do Thái ở Strasbourg,[36] tổng cộng cho tới năm 1351 đã có 60 cộng đồng lớn và 150 cộng đồng nhỏ của người Do Thái bị phá hủy.[37]
Tại châu Âu, Thời kỳ ấm Trung cổ kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13 đã kéo theo một giai đoạn lạnh giá được coi là "giai đoạn tiểu Băng hà"[25] với những mùa đông kéo dài ảnh hưởng tới mùa màng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới Nạn đói lớn 1315-1317 ở Tây Bắc Âu, một lý do khác được coi là tác nhân của nạn đói này là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ 13, dân số tăng nhanh khiến cho vào đầu thế kỷ 14 nền nông nghiệp ở đây đã không còn đáp ứng được đủ nhu cầu lương thực của dân số.[26] Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thiếu hụt lương thực là vùng Bắc Âu, nơi đất đai kém màu mỡ hơn nhiều vùng bồn địa Địa Trung Hải.[26] Hầu như tất cả các loại lương thực chính đều không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, kéo theo đó là tình trạng suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, điều kiện lý tưởng để bệnh dịch lây lan. Nạn đói còn gây ra sự thiếu hụt về nguồn lực lao động khiến kinh tế các nước châu Âu lại càng suy giảm, cộng thêm vào đó là việc lãnh đạo phong kiến châu Âu như Edward III của Anh (khoảng 1327–1377) và Philippe VI của Pháp (khoảng 1328–1350), do sợ hãi rằng nguồn thu nhập của họ sẽ bị sút giảm, đã tăng mức tiền phạt và tiền thuê đất đối với tầng lớp thuê mướn.[26] Hậu quả tất yếu là mức sống của người dân châu Âu ngày càng sút giảm trong khi các vấn đề về sức khỏe ngày càng gia tăng.
Dù thế nào thì chính từ Trung Á, dịch hạch đã được truyền sang phía Đông và phía Tây thông qua các giao dịch trên con đường tơ lụa và các chiến dịch quân sự của quân đội Mông Cổ. Ghi chép đầu tiên về sự xuất hiện của căn bệnh này ở châu Âu là vào năm 1347 tại thành phố Caffa trên bán đảo Krym. Trong cuộc vây hãm kéo dài tại đây, quân đội Mông Cổ do Jani Beg chỉ huy đã mắc dịch hạch và họ quyết định dùng máy bắn đá ném các xác chết nhiễm bệnh vào thành phố để gây bệnh cho dân trong thành. Các nhà buôn Genova ở đây sau khi thoát ra đã mang theo luôn căn bệnh về đảo Sicila và khu vực Nam Âu, nơi dịch hạch bắt đầu thực sự lây lan thành đại dịch.[
Cái chết đen vào thế kỷ 14 đã làm thay đổi về cơ bản cấu trúc xã hội châu Âu, một số giả thuyết cho rằng nó chính là một cú đấm mạnh vào Nhà thờ Công giáo đồng thời gây ra làn sóng khủng bố các nhóm dân thiểu số ở châu Âu như người Do Thái, người nước ngoài, người ăn xin và người bị bệnh phong. Nỗi lo sợ trước căn bệnh chết người có thể đến bất cứ lúc nào đã dẫn tới sự hình thành của trào lưu "sống gấp" trong những người sống sót mà Giovanni Boccaccio đã miêu tả rất thành công với tác phẩm Prencipe Galeotto (1353).[20]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét