Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

LÝ DƯƠNG CÔN (1127 RA ĐI)

Trong gia phả được con cháu gìn giữ từ đời này qua đời khác, cụ tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Hoàng tử Lý Dương Hoán, con vua Lý Can Đức. Sau một chuyến công cán sang Trung Quốc và qua thăm đất nước Triều Tiên cổ, Hoàng tử Lý Dương Hoán đã quyết định định cư tại miền Bắc nước này. Nhưng theo các nhà sử học Việt Nam và Hàn Quốc thì cụ tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Hoàng tử Lý Dương Côn, em của Hoàng tử Lý Dương Hoán, con nuôi của vua Lý Nhân Tông. Năm 1150, Đô đốc Thủy quân Lý Dương Côn đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tị nạn để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.

Cái tên Lý Tinh Thiện chính là tên ghép của họ Lý và địa danh nơi Hoàng tử Lý Dương Hoán sinh sống. Như vậy đến nay, dòng họ Lý Tinh Thiện đã sinh sống tại Hàn Quốc được hơn 900 năm, tức là Hoàng tử Lý Dương Hoán sang Hàn Quốc trước Hoàng tử Lý Long Tường 100 năm.

http://dantri.com.vn/xa-hoi/them-mot-chi-thuoc-dong-ho-ly-o-han-quoc-tim-ve-viet-nam-1239485648.htm

Ghi chú: 
Sử Việt và sử Hàn Quốc tin ai. Sử Việt thì Lý Dương Hoán lên ngôi là Lý Thần Tông.
Lý Dương Côn mới là thuyền nhân đầu tiên. Và nên nhớ Sử Việt chính thức chỉ có từ thời Lê Văn Hưu đời Trần Thánh Tông nhá. Trần Tháng tông lần đầu tiên có tam khôi: Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu bảng nhãn.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đinh Mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình đời vua Trần Thái Tông; Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu Tam khôiNguyễn Hiền 12 tuổi đỗ Trạng nguyênĐặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa.[1]
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.

Biên soạn sách Đại Việt sử ký[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm thông tin: Đại Việt sử ký
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc Sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu HoàngĐại Việt sử kýtất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.[1]
Theo sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam sử lược, Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Sau khi xâm lược Đại Ngu, nhà Minh đã đưa sách của nước nam về Trung Quốc, trong đó có 30 quyển Đại Việt sử ký, những sách ấy đã thất lạc.[2]
Hai trăm năm mươi năm sau, sử quan Ngô Sĩ Liên, đời vua Lê Thánh Tông, soạn lại bộ Đại Việt sử ký chép từ họ Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ Liên, ở về thập ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời thượng cổ.[2]

Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỉ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét