2. Theo tư liệu khảo cứu của Bác sĩ Châu Hữu Hầu thì vào khoảng năm 1817-1823 trên thế giới xãy ra trận dịch tả làm chết nhiều người. Riêng tại Việt Nam số người chết khoảng vài trăm ngàn người chiếm khoảng 5% dân số lúc đó. Do điều kiện sơn lam chướng khí, dinh dưỡng kém, vệ sinh không đảm bảo... nên số người chết vì bệnh dịch tả chiếm tỉ lệ rất cao trong số những người hy sinh khi đào kinh.
2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%BA%A1i_Ng%E1%BB%8Dc_H%E1%BA%A7u
- ^ Nguyễn Văn Hầu giải thích: Ở miền Bắc chữ "Thoại" đọc là "Thụy"; thứ nữa, chữ "Thụy" còn là quốc húy nên phải đọc là "Thoại".Thoại Ngọc Hầu: nhà Nguyễn thường lấy tên công thần ghép vào tước phong, và nay đã trở thành tên thường gọi. Ngoài ra cũng vì ông giữ chức bảo hộ Cao Miên nên còn được gọi là Bảo hộ Thoại (Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, tr. 36).
3)
- ^ Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu là đôi bạn cùng quê (An Hải) ([1]) thân thiết. Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long), và gia đình Trần Quang Diệu thì cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng). Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh Cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại Châu Đốc (An Giang) vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, hành động "nặng tình bằng hữu" của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao (lược kể theo Kỷ yếu, tr. 209 và 249).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét