1) Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765 (Ất Dậu), có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Tổ tiên là người Phúc Kiến, Trung Hoa. Thời Mãn Thanh thay nhà Minh, vì bất hợp tác nên ông nội Trịnh Hoài Đức sang cư ngụ ở nước ta. Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, lấy vợ người Việt. Trịnh Hoài Đức mồ côi cha từ khi 10 tuổi và theo mẹ đến vùng Phiên Trấn lập nghiệp. Tại đây, Ông được thụ giáo thầy Võ Tường Toản, một nhà nho thuần hậu, đạo cao đức trọng nổi tiếng thời bấy giờ. Là người chăm học, kết bạn với Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Cả ba người sau này thành danh, được mệnh danh là Gia Định Tam gia. Năm 1788, Nguyễn Ánh mở khoa thi ở Gia Định, cả ba ông ra ứng thí và đỗ đạt.
2) Năm 1825, Trịnh Hoài Đức mất. Vua Minh Mạng truy tặng ông chức Thiếu bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ, ban tên thụy là Văn Khác; phái hoàng thân Miên Hoằng thân hành tế lễ và đưa linh cữu Trịnh Hoài Đức về Nam theo nguyện vọng của ông. Linh cữu về đến Phiên Trấn, Tổng trấn Lê Văn Duyệt thân hành phúng viếng rồi hộ linh cữu ông về chôn cất nơi quê mẹ là làng Bình Trước, Biên Hoà. Năm 1852, bài vị Trịnh Hoài Đức được đưa vào thờ ở Trung hưng công thần miếu và đưa vào thờ ở đền Hiền lương năm 1858.
3) http://vhttdlkv3.gov.vn/Tu-lieu/Di-tich-Lang-Mo-Trinh-Hoai-Duc.4449.detail.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét