Nhân Tông (con trai Thánh Tông) sinh năm 1258, năm 21 tuổi lên ngôi vua (năm 1278). Năm 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho con lớn là Thái tử Thuyên (Trần Anh Tông) về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Năm 1295 sau khi đi đánh quân Ai Lao trở về, Nhân Tông thượng hoàng xuất gia đầu Phật. Trước tu ở chùa Vũ Lâm, huyện Yên Khánh- nay thuộc huyện Gia Khánh (Ninh Bình)- thời thường vẫn đi về kinh sư và phủ Thiên Trường. Đến năm 1299, Người mới chính thức đi tu tại vùng núi Yên Tử. Lấy hiệu là Yên Vân đại đầu đà.
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Chùa Gỉai oan (1300)
http://www.hanhtrinhtamlinh.com/chua-giai-oan-huyen-thoai-suoi-giai-oan/
Hành trình bắt đầu sự nghiệp đi tu của vua Trần tại Yên Tử phải qua một con suối nhỏ. Truyền thuyết gắn liền với câu chuyện: khi Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn. Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng để giải oan cho linh hồn của họ. Số cung nữ ấy định tự tử hết cả, vua Trần đành phải cấp ruộng và nhà bên dưới chân núi, lập thành làng có tên là Năm Mẫu (mẫu ở đây chỉ cung nữ được hoàn trả về với cuộc sống thường ngày). Dòng suối ấy từ câu chuyện trên mà có tên là suối Giải Oan. Suối Giải Oan trở thành ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét