Rạch Đông nước chảy,
Con cá nhảy, con tôm nhào
Hai đứa mình kết nghĩa,
Lẽ nào cha mẹ không thương?”
Theo đường liên tỉnh 24 nay là tỉnh lộ 768, ngược dòng sông Đồng Nai, đề lên đập Trị An, sẽ đến xã Thiện Tân Vĩnh Cữu, qua những chiếc cầu đúc dài, bắt cao trên mặt nước ở dưới trũng sâu. Đó là cầu Rạch Tôm, Rạch Đông, và phía xã Tân An là cầu Rạch Lăng.
Rạch Đông là một con rạch làm ranh giới thiên nhiên cho hai xã Thiện Tân và Tân Định ( phía bắc). Rạch này đã được ghi trong bộ “ Đại Nam Nhất Thống Chí” do quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1865, như sau:
“Đông Giang – Ở phía Đông huyện Phước Bình 18 dặm, là thượng lưu sông Phước Long, bờ phía đông có tuần sở Định khai. Ở đây ngược dòng lên phía bắc đến nguyên đầu 32 dặm rưỡi, có thác đá nguy hiểm ghe đi không thông. Từ ấy trở lên là đất Man phận”
Trên thực tế, Rạch Đông bắt nguồn từ vùng Long Khánh, gần tới địa phận đồn điền Suzannah ( phần trên ) tại Bào Hàm, do ba nhánh gom vào ngọn:
- Bắc : núi Gia nhan ( Sóc Lu ) – suối Đầm – suối Gia Nhan.
- Giữa : suối Gia Đức
- Nam : suối Dầu Giây ( Bàu Cá )
Từ phía dưới Nam, trong điạ phận xã Hố Nai, suối Đĩa cũng đổ dồn vào ngọn Rạch Đông
Về đến địa phận Biên Hoà, ngang xóm Chánh Lợi ( Cầu Xay – Xóm Cháy ) và Tân Định, giang khúc lại mang tên Suối Thao, xuống Sông Mây. Từ đây, Rạch Đông chảy ra hướng tây bắc, ngang lộ liên tỉnh 24 và đổ vào sông Đồng Nai.
Tục truyền : nước Rạch Đông mát lạnh, như nước mùa đông – tên Rạch Đông được đặt ra, là do truyền thuyết đó.
Đặc tính hàn của nước Rạch Đông, là điều kiện thuận lợi cho cá dễ sống và sanh sản. Nhờ đó cá mới có nhiều, cây cối um tùm, nước chảy qua nhiều nơi sầm khuất, không người lai vãng, Cá được sống yên thân.
Nước Rạch Đông là nước ngọt, có cá rất nhiều, và được tiếng là ngon hơn các nơi trong tỉnh.
Trước hết, phải kể cá Ét ( quạ và lửa) thịt ngọt, nấu lẫu canh chua, hay nấu ngót rất ngon.
cá Dãnh ( bông và cao mên ) ngọt thịt dùng để nấu canh chua, kho ngót.
Kế đó, Sơn đài (cá chúa Sông Thao) loại này, lớn con, nặng từ 3 đến 50 kí, được liệt vào hàng quái kiệt, mình to miệng rộng như cá sấu, có thể gắp ngậm một hài nhi sơ sinh.Cá này bắt được trên sông Mây thuộc loại cá Lăng lớn rất hiếm.
Sau là cá Dược ( cũng gọi là cá chim).
Loại quí vì hiếm có, là cá Chình. Đặc biệt chỉ có người Hoa kiều Quảnh Đông mới biết cách dùng, nên rất ưa thích. Cá này có hình thể hỗn hợp: “ bàu dục”, mình “ lóc”, đuôi “ chạch”. Con lớn nhất cũng tới 15 kí. Thịt thơm, dai, ngon hơn “ chạch lấu”. Thể tánh như “ lươn “, nhưng lội trên mặt nước, chỉ khi nào bị ví bắt mới lặn trốn vào hang.
Nhớt cá Chình là một dược liệu, độc đáo trị chứng nhức đầu đông rất thần hiệu, ngoài ra, còn giúp “ hưng dương bổ âm”. Lấy nhớt là cả một công phu kiên nhẫn : dùng một nia tre còn mới, trải lên trên một lớp giấy bạch tốt – Cá còn sống, đem rửa sạch bùn đất, khi ráo, cạy miệng cho uống vào một rượu đế, để nằm trên nia. Độ 5 phút cá say, giẫy giụa, xuất nhớt thấm ướt cả tờ giấy bạch – Đem giấy phơi khô phong kín vào hộp gửi xuống Chợ Lớn. Các tay đông y sĩ Tàu sẽ biến chế ra thuốc trị bệnh nhức đầu đông và chất “ cương dương” với kích thích tố trong nhớt cá chình. Loại cá quí như thế chỉ ở Rạch Đông mới có, nhưng tiếc thay rất hiếm. Cuối mưa, mỗi mùa đăng, may lắm, mới bắt được năm ba con. Đó là diễm phúc của thợ đăng, kể như được trúng số, do của trời cho.
Một loại cá khác cũng có thịt ngon, nhưng rất độc – Đó lá cá Khoá (cũng gọi là “Thầy Khoá” hay Ô Mã Nhi Ngư), mình giống như cá Ét, nhưng có vảy xanh ngời, mắt đỏ ngầu, mồm thường phun bọt – Thường bợm nhậu hay nướng lụi ăn với bánh tráng rau sống- Người nào bao tử không hạp sẽ bị mửa tới mật xanh.
Vào khoảng năm 1950, cả một tiểu đội lính Pháp giữ đồn Rạch Đông bị thổ tả vì ăn nhầm loại cá này.
Mùa mưa, nước tràn, cá ở sông vào rạch, tìm chỗ yên tĩnh để sanh sản.Từ Suối Sông Thao đến Sông Mây, rạch có nhiều Vịnh, u sầm khuất, cây mai, cây bần bao phủ hai bên bờ, khó cho ngư phủ đến, nên cá rất nhiều, đợi cuối mùa mưa, sẽ theo nước rút ra sông. Lợi dụng dịp này, thợ câu đến rẽ đó, giăng đăng, chận ần vàm rạch để bắt cá. Thường đăng được đặt phía bên trong cầu, ngang hông của lò ngói Trị an cũ, chỗ eo rạch bị hẹp, và cũng để cho tiện việc canh đăng trút cá.
Vào khoảng năm 1950 về trước, người Sài Gòn đến thầu thuỷ lợi Rạch Đông, bắt cá rất nhiều. Sau người dân di cư 1954, tiếp tục khai thác bằng chài, lưới hoặc câu vớt, nhưng chỉ bắt cá được nhất thời ở đầu mùa. Có khi trúng, cũng được cả trăm kí. Phần nhiều là cá Ét quạ, cá Ét lửa, cá Mè, cá He, cá Dãnh. Gặp bầy, thì bắt được toàn là cá trắng Dưng, cá Trèn Leo. Thường cá chở về bán ba nơi: Thái Hưng, Hố Nai, Biên Hoà.
Rạch Đông có cá, mà cũng có huyền sử, xuất phát từ hồn thiêng sông núi :
Về phần tây nam, có một nổng cao nhất. Tục truyền: Ngày Chúa Nguyễn còn bôn đào trước tây sơn, đến trạm ẩn nào nơi đây, trên đường tẩu quốc sang Xiêm la. Thần dân Biên Hùng thỉnh Chúa chọn địa điểm này, vì là nơi khuất tịch, có lương thực ( sẵn cá Đông Giang, lúa Đồng Lách ) để nuôi quân tuỳ giá.
Sau giới thợ rừng mở một con đường mòn từ Thiện Tân xuyên qua gò đất này xuống Hố Nai, và đặt tên là dốc Ông Hoàng.
Quanh đồi “ Bùng Binh ” ( Cote 57) khu khai thác đá Thiện Tân , hiện còn lưu dấu một ngôi mộ cổ, mà người địa phương đặt là “ Mả vua lữa” đoán chừng là của một hoàng thân, quốc thích, theo Chúa Nguyễn đã chết và chôn xác ở nơi này.
Bên hữu ngạn thuộc xã Tân Định, còn có địa danh, nơi đó bày ra một sân rộng, do nhiều tảng đá bằng mặt kết hợp nhau, giữa khơi một miệng giếng có nước ngọt với một hiện tượng lạ: Nước phun và mặt nước vẫn lên xướng theo thuỷ triều sông Đồng Nai, mặc dầu ở cách xa bờ sông cả ngàn thước. Trên sân đá, giữa ban ngày, thỉnh thoảng có nai và voi đến lai vãng, đứng ngơ ngác với trông ra rừng xa. Người dân cho là thiêng lộc và thần tượng của bà Chúa Ngọc thánh phi ( theo sự tích Đức Thiên y A Na thần mẫu của Chiêm Thành) vì nhớ Bà nên tìm và gọi theo ngọn gió ngàn một tiếng rống mênh mông và đưa đôi mắt mơ màng nhìn vào không gian thăm thẵm...Bầy sơn thú này cũng được nể nang, các tay thợ săn xưa không dám dụng đến. Sân đá còn mệnh danh là “ Sân Bà” và giếng nước gọi là “ Ngọc Tuyền Tỉu”. Bên miệng giếng xưa còn lưu dấu một bàn chân bé nhỏ, xinh xắn, như của đàn bà, làm cho dân đại phương cho là của một vị tiên nữ.
Nước sông Thao giá lạnh vị ngọt, nhưng ở phía trên nguồn, nên cá rất ngon. Ngoài ra cá Rạch Đông còn những con các độc đó là loại cá Khóa. Người dân địa phương có câu :
“ Nước sông Thao, không chồng mà chửa
Cá “ Thầy Khóa ”, dầu mửa , cũng xơi !”
Nguyên do là từ trên thượng nguồn sông Thao, hai bên bờ có nhiều cây lá buông ( bối diệp), trái rụng chìm dưới sâu, lâu ngày thối rữa thành chất độc hòa trong nước. Nếu uống nhằm luồng nước có thấm chất trái buông, sẽ sình bụng, chướng hơi. Lại có nơi ven sông thượng nguồn còn mọc nhiếu cây mã tiền. Trái này là một loại độc dược, là món thực phẫm con cá Khóa ưu thích nhất. Cá ăn nhiều sẽ say, mình bạc xanh, mắt đỏ ngàu. Người dùng không hạp sẽ bị ngộ độc gây tiêu chảyvà ói mữa.
Tôi có quen nhiều người dân sống bằng nghề làm rẫy dọc theo bờ sông Mây. Hồi xưa người ta kể rằng cứ đến đầu mùa mưa, khi con nước tràn. người trong thôn thường bủa câu, quăng chài, rê đó... rất nhiều cá lăng, đặc biệt là cá lăng địa có con nặng đên 5-7 ký. Rồi đến cá Dãnh loại cá thiên nhiên, ngày nay được nuôi tại hồ sông Mây và hồ Bến xúc gọi là cá Mè Dinh, thịt thơm ngọt, nấu ngọt rất ngon. Trên sông Mây còn có nhiều ếch đồng sinh sản các ruộng ven bờ sông, người ta đi bắt ếch đồng đem nấu cháo, nướng mọi... là món ăn ngon và bổ dưỡng, chưa kể có nhiều loại rắn độc như: hổ hành, hổ nhện, rắn rằn ri...
Qua mùa nắng, nước rút người dân rũ nhau đi đến chổ cạn để kéo lưới, táy đĩa... rất nhiều con cá ở đó.Đặc biệt ở vùng sông Thao, Bàu Hàm có những bàu nước cạn, người dân bắt rất nhiều cá lóc bàu có những con to đến 4-5 ký, cá lóc bàu thịt rất ngon, thơm là đặc sản hiếm có của các bàu nước thượng nguồn, chỉ đánh bắt vào mùa khô...
Ngày nay lên trung tâm xã Tân Định quẹo sang phải đi đến ngã ba gọi là ngã ba cây xoài, bởi vì ngay ngã ba có một cây xoài cổ thụ, thân cây to bằng ba người ôm mớ hết, cây to và cao tán rộng , người dân không biết có từ lúc nào. Từ ngã ba cây xoài là nơi có đập Bến Xúc. Sau 1975 người ta cho xây con đập đển giữ nước sông Rạch Đông để tưới tiêu các ruộng lúa trong xã. Từ ngã ba cây xoài đi sang trái đi khoảng 1 km sẽ đến Sân đá xưa, Hiện nay đã được xây thành đập ngang nước để phục vụ tưới tiêu thủy lợi gọi là con đập Mô nang, con đập nằm giữa hai khe núi sử dụng nguồn nước phun tự nhiên, dấu vết xưa không còn nữa, Phía về bờ sông Đồng Nai, hiện nay người ta đang xây thành khu nghĩa trang sinh thái gọi là nghĩa trang Vĩnh Hằng.
Từ ngã ba cây xoài đi thẳng hướng sông sẽ đến con đập sông Mây. Nơi đây sử dụng nguồn nước để tưới tiêu cho những cánh đồng lúa Vĩnh Cữu và Trãng Bom. Thường quy tụ các người thích đi câu cá sông Mây. Người ta cho thả nuôi các loại cá như: cá Mè. Cá Trê Phi, cá Tai Tượng...trong lòng hồ thủy lợi. Thời gian gần đây với phong trào nuôi cá chùi kiếng, số lượng cá này tăng lên đáng kể trên sông Rạch Đông. Hiện nay đang xây dựng con đường mới nối liền với Bùi Chu –Trãng Bom, sẽ thành con đường chính lưu thông giữa hai huyện.bắt đầu từ ngã ba cây xoài đến Bùi Chu huyện Trãng Bom.
Cùng với phát triển nông nghiệp, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung trên dòng sông Mây như Khu công nghiệp Bàu xéo, Trãng Bom... hay gần Bùi chu có các khu công nghiệp Hố Nai 3, khu công nghiệp Sông May... lượng nước thải công nghiệp dần dần làm ô nhiễm giòng sông Mây. Nhiều người dân đã lên tiến cảnh báo về nước thải công nghiệp làm giãm sản lượng cá và cá chết tự nhiên rất đáng kể, kém ý thức bảo vệ thiên nhiên kèm, người dân sữ dụng săn bắt cá bằng chích điện tàn phá số lương lớn các loài thủy sản không thương tiếc. Nếu không có biện pháp bảo vệ thiên nhiên tương lai sẽ biến thành con sông chết như vụ sông Thị Vải ở hạ nguồn sông Đồng Nai.
Viết xong tại Biên Hòa, ngày 29 tháng 11 năm 2012
Hưởng ứng phong trào kháng Pháp của Hội kín Nam Kỳ (có người còn gọi là Thiên Địa Hội), một số người dân yêu nước ở tỉnh Biên Hòa cũ (nay là tỉnh Đồng Nai) đã bí mật lập ra trại Lâm Trung (còn gọi là Lâm Trung Trại) tại ngọn Rạch Đông (nay thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Thành phần sáng lập gồm có: Năm Hi (được bầu làm thủ lĩnh), Tư Hổ, Bảy Đen, Ba Hầu, Sáu Huyền (cùng ở Tân Trạch), Ba Thứ, Năm Thanh (cùng ở Tân Lương, nhưng quê gốc ở Tân Uyên), Ba Nghi, Năm Rùa (cùng ở Tân Khánh), Hai Mạnh (ở Tân Uyên), Mười Lợi (ở Lò Gạch), Hai Cẩm (ở Biên Hòa),...[1]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét