Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyễn Văn Giai (1553 - 1628)

1) Nguyễn Văn Giai (chữ Hán: 阮文階, 1553 - 1628[1]) là một Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công, công thần "khai quốc" thời Lê trung hưng, nổi tiếng chính trực và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, được nhà Lê xét công đánh nhà Mạc, ông đồng thời cũng là một nhà thơ.

2) Năm 1579, nhà Lê trung hưng mở khoa thi ở Thanh Hóa, ông lại ra thi và lại đỗ Giải nguyên.
Tháng 8 năm 1580, nhà Hậu Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách Vạn Lại, ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên[2][3](đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân), rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ[4]. Ông là vị Tam nguyên đầu tiên của thời Lê trung hưng.

3) Để chia bớt quyền hành của chúa Trịnh, ông đã có sáng kiến lập ra Phủ Thừa tướng bên cạnh Phủ chúa, ngấm ngầm bảo vệ vua Lê.

Bài thơ Tự trào[sửa | sửa mã nguồn]

Ông còn là một nhà thơ Nôm nổi danh, có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thúy về mọi sự ở đời, tuy số lượng thơ để lại không nhiều.
Ba vua, bốn chúa, bảy thằng con,
Trên chửa lung lay, dưới chửa mòn.
Công nghiệp chưa thành sinh cũng uổng
Quan tài sẵn đó chết thì chôn.
Giang hồ, lang miếu, trời đôi ngả,
Bị gậy, cân đai, đất một hòn.
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa,
Sợ ông Bành Tổ tống đồng môn
Nhà nghiên cứu Ngô Vui cho rằng đây không phải là thơ Tự trào của Nguyễn Văn Giai mà là bài thơ ông viết về chúa Trịnh Tùng và người anh Trịnh Cối. Theo quan điểm này, bài thơ ra đời năm 1623 là năm Trịnh Tùng mất, nếu điểm lại trong đời Nguyễn Văn Giai sống qua thì có 3 vua Lê Thế TôngLê Kính Tông và Lê Thần Tông và chỉ 2 đời chúa là Trịnh Tùng và Trịnh Tráng, không thể là "bốn chúa" như trong câu đầu. Nếu đặt vào địa vị Trịnh Tùng, thì có thể hiểu 3 vua là Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông, còn "bốn chúa" là 4 vua nhà Mạc, mà trong con mắt Trịnh Tùng không xem là "vua", gồm Mạc Mậu HợpMạc ToànMạc Kính ChỉMạc Kính Cung. Cả 4 vị vua Lê và 4 "chúa" họ Mạc đều nhỏ tuổi so với Trịnh Tùng (người lớn tuổi nhất là Mậu Hợp cũng kém ông hơn 10 tuổi), bị Trịnh Tùng xem thường như hàng con nít, nên gọi chung họ là "7 thằng con"[7].
Câu 2 "Trên chửa lung lay, dưới chửa mòn" ám chỉ cơ cấu thể chế lưỡng đầu mà Trịnh Tùng khởi đầu cho họ Trịnh: họ Trịnh và họ Lê dựa vào nhau cầm quyền, cùng mạnh cùng yếu[8]. Câu 3 và 4 nói về Trịnh Cối tự bỏ hỏng cơ nghiệp, bị dồn vào "đất chết" buộc phải hàng kẻ thù là nhà Mạc. Câu 5 và 6 nói về thân phận trái ngược của 2 anh em, 2 người 2 con đường, Trịnh Cối phải đi ở nhờ kẻ thù như kẻ “bị gậy” và cuối cùng chết ở đất nhà Mạc. Hai câu cuối nói về vị chúa vừa qua đời Trịnh Tùng[9].


Johan Baptista van Helmont (1579 - 1644)

Ông là người đầu tiên khám phá ra rằng, trong ống tiêu hóa, dạ dày có các dịch vị, trong dịch vị có mặt của axit sunfuric để tiêu hóa thức ăn.
Nhưng sự nghiệp lớn nhất của ông là khám phá ra nhu cầu trao đổi nước và khoáng ở cây xanh.
Ông nghi ngờ chân lý của Aristote cho rằng "cây sống được là nhờ đất". Ông đã làm một thí nghiệm để chứng thực điều đó: Ông lấy 80 kg đất khô, cho vào một thùng gỗ và trong đó trồng một cây liễu nhỏ nặng 2 kg. Cây liễu chỉ được tưới bằng nước đã chưng cất. Sau 5 năm, cây liễu nặng lên thành 58 kg mà đất giảm đi có 57 g. Như vậy, cây không thể chỉ ăn đất để sinh trưởng.
Ông đã rút ra kết luận: "cây lớn lên không phải nhờ đất mà là nhờ nước. Cây hút nước nhờ rễ cắm sâu xuống đất và phân nhánh, lan ra khắp vùng đất xung quanh để hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước, nhằm cung cấp tổng hợp các chất hữu cơ tích lũy trong cây. Bộ phận hút trực tiếp là các lông hút li ti tập trung ở đầu các rễ". Vì thế, khi tưới cây, cần phải tưới xung quanh cây chứ không nên tưới tập trung ở gốc.
Ngoài ra, ông còn nghiên cứu một số vấn đề về y thuật, hóa học.

Martino de Porres (1579 - 1639)

Martino de Porres (Tiếng Tây Ban NhaMartín de Porres9 tháng 1215793 tháng 111639) là một tu sĩ Dòng Đa Minh, được Giáo hoàng Grêgôriô XVI phong chân phước vào năm 1837 và Giáo hoàng Gioan XXIII phongthánh vào năm 1962. Ông là vị thánh quan thầy của những người đa sắc tộc và những người ủng hộ sự hòa hợp giữa các chủng tộc. Ông có một lối sống khắc khổ, ăn chay và gần gũi với người nghèo khổ, thiết lập một trại trẻ mồ côi và bệnh viện dành cho trẻ em. Người ta cũng tin rằng ông có khả năng giao tiếp với động vật.


San Martin de Porres huaycan.jpg

25 năm sau khi ông qua đời, phần mộ của Martino được khai quật, thi hài ông vẫn còn nguyên vẹn và còn tỏa ra một mùi thơm.


Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TRẦN DUỆ TÔNG (1337 - 1377)

Trần Duệ Tông (chữ Hán: 陳睿宗, 30 tháng 61337 - 4 tháng 31377), là vịhoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1372 đến khi bị giết vào năm 1377.
Trần Duệ Tông là vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền[1]. Xét trong 7 thế kỷ chiến tranh Việt-Chiêm, ông cũng là vị Hoàng đế duy nhất bị tử trận khi đánh nhau với quân Chiêm Thành.

Cái chết đen (1337)

Năm 1337 ngay trước khi Cái chết đen bùng nổ, Anh và Pháp đã lao vào cuộc chiến sau này được biết đến với cái tên Chiến tranh Trăm năm. Tất cả đã khiến châu Âu vào giữa thế kỷ 14 thực sự rơi vào thảm kịch cả về kinh tế và xã hội.
Năm 1348 Cái chết đen lây lan nhanh tới mức giới cầm quyền và các bác sĩ không còn đủ thời gian để tìm hiểu bản chất của đại dịch. Họ thậm chí đã quay sang giả thiết rằng đại dịch này do các thế lực siêu nhiên, động đất hoặc việc người Do Tháiđầu độc nguồn nước.[26] Kết quả là cộng động người Do Thái ở châu Âu đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công,[36] ví dụ tháng 8 năm 1349 cộng đồng người Do Thái ở Mainz và Köln đã bị tiêu diệt, tháng 2 cùng năm đó, người Công giáo đã giết 2.000 người Do Thái ở Strasbourg,[36] tổng cộng cho tới năm 1351 đã có 60 cộng đồng lớn và 150 cộng đồng nhỏ của người Do Thái bị phá hủy.[37]

Tại châu Âu, Thời kỳ ấm Trung cổ kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13 đã kéo theo một giai đoạn lạnh giá được coi là "giai đoạn tiểu Băng hà"[25] với những mùa đông kéo dài ảnh hưởng tới mùa màng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới Nạn đói lớn 1315-1317 ở Tây Bắc Âu, một lý do khác được coi là tác nhân của nạn đói này là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ 13, dân số tăng nhanh khiến cho vào đầu thế kỷ 14 nền nông nghiệp ở đây đã không còn đáp ứng được đủ nhu cầu lương thực của dân số.[26] Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thiếu hụt lương thực là vùng Bắc Âu, nơi đất đai kém màu mỡ hơn nhiều vùng bồn địa Địa Trung Hải.[26] Hầu như tất cả các loại lương thực chính đều không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, kéo theo đó là tình trạng suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, điều kiện lý tưởng để bệnh dịch lây lan. Nạn đói còn gây ra sự thiếu hụt về nguồn lực lao động khiến kinh tế các nước châu Âu lại càng suy giảm, cộng thêm vào đó là việc lãnh đạo phong kiến châu Âu như Edward III của Anh (khoảng 1327–1377) và Philippe VI của Pháp (khoảng 1328–1350), do sợ hãi rằng nguồn thu nhập của họ sẽ bị sút giảm, đã tăng mức tiền phạt và tiền thuê đất đối với tầng lớp thuê mướn.[26] Hậu quả tất yếu là mức sống của người dân châu Âu ngày càng sút giảm trong khi các vấn đề về sức khỏe ngày càng gia tăng.

 Dù thế nào thì chính từ Trung Á, dịch hạch đã được truyền sang phía Đông và phía Tây thông qua các giao dịch trên con đường tơ lụa và các chiến dịch quân sự của quân đội Mông Cổ. Ghi chép đầu tiên về sự xuất hiện của căn bệnh này ở châu Âu là vào năm 1347 tại thành phố Caffa trên bán đảo Krym. Trong cuộc vây hãm kéo dài tại đây, quân đội Mông Cổ do Jani Beg chỉ huy đã mắc dịch hạch và họ quyết định dùng máy bắn đá ném các xác chết nhiễm bệnh vào thành phố để gây bệnh cho dân trong thành. Các nhà buôn Genova ở đây sau khi thoát ra đã mang theo luôn căn bệnh về đảo Sicila và khu vực Nam Âu, nơi dịch hạch bắt đầu thực sự lây lan thành đại dịch.[

Cái chết đen vào thế kỷ 14 đã làm thay đổi về cơ bản cấu trúc xã hội châu Âu, một số giả thuyết cho rằng nó chính là một cú đấm mạnh vào Nhà thờ Công giáo đồng thời gây ra làn sóng khủng bố các nhóm dân thiểu số ở châu Âu như người Do Thái, người nước ngoài, người ăn xin và người bị bệnh phong. Nỗi lo sợ trước căn bệnh chết người có thể đến bất cứ lúc nào đã dẫn tới sự hình thành của trào lưu "sống gấp" trong những người sống sót mà Giovanni Boccaccio đã miêu tả rất thành công với tác phẩm Prencipe Galeotto (1353).[20]


Đại dịch hạch Marseille (1720)

Đại dịch hạch tại Marseille là một trong những vụ bùng phát lớn của dịch hạch châu Âu xảy ra vào thế kỷ 18. Lây nhiễm đến dân cư thành phố Marseille, Pháp vào năm 1720, căn bệnh đã giết chết 100.000 người trong thành phố và các tỉnh lân cận[1]. Tuy nhiên, Marseille nhanh chóng phục hồi khỏi cuộc đại bùng phát bệnh dịch. Hoạt động kinh tế chỉ mất vài năm để phục hồi, nhờ hoạt động thương mại mở rộng đến Tây Indies và Mỹ Latinh. Đến thời điểm năm 1765, mức dân số tăng đã đạt lại số nhân khẩu trước năm 1720.

Năm này trần thượng xuyên mất

Louis Pasteur (1822 - 1895)

Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của vi sinh vật học".[2][3][4].

Vaccine ngừa bệnh dại đầu tiên trên cơ sở virus giảm độc lực này đã được Pasteur, sau nhiều đắn đo suy tính, sử dụng vào ngày 6 tháng 7 năm 1885 ở một bé trai tên là Joseph Meister, người bị chó dại cắn trước đó. Đây là một thành công vang dội của Pasteur cũng như của nền y khoa thế giới.

(Trước bệnh dịch hạch gần 10 năm)

 Pasteur hoàn toàn tự hào về những tranh luận ganh tị trong những khám phá bằng cách xuất bản những phương pháp vắc-xin của ông trên Pouilly-le-Fort vào ngày 5 tháng 5 năm 1881. Thí nghiệm xúc tiến thành công và đã giúp Pasteur bán sản phẩm của ông, và nhận được tất cả lợi nhuận và vinh quang.[17][18][19]

Các giai thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Louis Pasteur, foto av Félix Nadar Crisco edit.jpg
Lần nọ, có một sinh viên đại học ở Paris ngồi cạnh một người đàn ông lớn tuổi trên một đoàn tàu. Khi thấy ông già đang lần chuỗi Kinh Mân Côi, cậu này nói: "Bây giờ mà cụ còn tin vào điều lỗi thời này sao?". Ông già đáp:"Vâng, thế còn cậu?". Anh sinh viên cười một cách tụ đắc mà nói: "Tôi không tin vào những điều ngớ ngẩn như vậy. Xin cụ nghe tôi, ném bỏ cái chuỗi hạt kia ra cửa sổ và tìm hiểu về khoa học đi thôi". Người đàn ông nói: "Khoa học không hiểu được thứ này. Cậu giải thích cho tôi đi". Chàng sinh viên hí hửng nói: "Xin cụ vui lòng cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi cho cụ một số tài liệu khoa học để giải thích vấn đề này cho cụ". Người đàn ông mò mẫm bên trong túi áo khoác và lấy ra một danh thiếp. Vừa đọc tấm danh thiếp, cậu sinh viên cúi đầu xuống trong sự xấu hổ và không nói thêm được một lời. Tấm danh thiếp viết: "Louis Pasteur, Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học Paris"[30].
Joseph Meister, bệnh nhân đầu tiên bị chó dại cắn được dự phòng khỏi bệnh nhờ vaccine phòng bệnh dại sau này trở thành người gác cổng của Viện Pasteur ở Paris. Năm 1940 khi Đức xâm chiếm thành phố này, quân đội Đức đã buộc Joseph Meister phải mở hầm mộ của Pasteur. Thay vì tuân lệnh, Joseph Meister đã tự vẫn để không bao giờ xúc phạm đến thi thể ân nhân cứu mạng của mình.[31]

yersin (1863 - 1943)

Alexandre Émile Jean Yersin (22 tháng 9 năm 1863 tại Aubonne, TổngVaudThụy Sĩ - 1 tháng 31943 tại Nha TrangViệt Nam) là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là người khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳsang Cao Miên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis.

Phát hiện Dịch hạch sau khi khám phá Di linh (1894)

Tháng 6 năm 1893, được sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức đoàn thám hiểm theo đường bộ từ Biên Hòa ra Đồng Nai, lên Di Linh, cuối cùng khám phá Cao nguyên Lâm Viên. Trong nhật ký đề ngày 21 tháng 6 năm 1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat[27] nằm rải rác trong vùng, "Từ trong rừng thông bước ra tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này."[28]Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng cho người Âu châu, sau trở thành Đà Lạt.[3][29]

Louis Pasteur

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Louis Pasteur

Nhà vi sinh học và hóa học người Pháp
Sinh27 tháng 121822
Dole, JuraFranche-Comté,Pháp
Mất28 tháng 91895 (72 tuổi)
Marnes-la-CoquetteHauts-de-Seine, Pháp
Tôn giáoCông giáo Rôma
NgànhHóa học
Vi sinh học
Alma materÉcole Normale Supérieure
Sinh viên đáng chú ýCharles Friedel[1]
Chữ ký

Louis Pasteur (27 tháng 121822 - 28 tháng 91895), nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủnglên men vi sinh. Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Cũng như nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà bây giờ gọi là thanh trùng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của vi sinh vật học".[2][3][4].

Paster còn biết thành quả của Yersin trước đó 1 năm



Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

ĐÒAN MINH HUYÊN - PHẬT THẦY TÂY AN - BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - 1856

1) Gần đây trong cuốn "Thân thế Phật thầy Tây An" của cư sĩ Spô-Liêu dựa vào truyện thơ Kim cổ kỳ quan của ông Nguyễn Văn Thới (1866-1926). Theo đó, Phật thầy có tên thật là Nguyễn Quang Mục, con của vua Quang Trung và Ngọc Hâncông chúa. Cái tên Đoàn Minh Huyên chỉ là để che mắt nhà Nguyễn. Ý ẩn trong chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương" là "Tây Sơn Hồ Thơm" (Hồ Thơm là tên thật của vua Quang Trung), chữ "Tây An" đọc ngược lại là "An Tây" chính là tên ấp Tây Sơn thờinhà Nguyễn. Ngoài ra trong chùa Tây An cũng có bàn thờ một tấm vải điều. Dân gian cho rằng đó chính là lá cờ đào của triều đại Tây Sơn [10]. Tuy nhiên giả thiết này không có căn cứ, chưa được các nhà sử học công nhận. Ý kiến khác cho rằng đây là một giả thuyết "quá mơ hồ và phi lịch sử". Theo sử sách và các tài liệu chính thống của các vương triều thì con của Hoàng đế Quang Trung và Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân đều không có ai tên là Nguyễn Quang Mục? Với con nhà thường dân thì có thể còn bị bỏ sót hoặc thất lạc, lưu tán không rõ nhưng với thân phận của Quang Trung Hoàng đế và Ngọc Hân công chúa thì không thể có chuyện sử sách đương thời lại không biết. (Xem thêm phần thảo luận).[11].

2) mất năm 1856 , trước 2 năm Pháp đánh đà nẵng.

THỌAI NGỌC HẦU (1829)

1)http://thatsonchaudoc.com/banviet2/LamThanhQuang/GN_ThoaiNgocHauCongDanhSuNghiep.htm
2. Theo tư liệu khảo cứu của Bác sĩ Châu Hữu Hầu thì vào khoảng năm 1817-1823  trên thế giới xãy ra trận dịch tả làm chết nhiều người. Riêng tại Việt Nam số người chết khoảng vài trăm ngàn người chiếm khoảng 5% dân số lúc đó. Do điều kiện sơn lam chướng khí, dinh dưỡng kém, vệ sinh không đảm bảo...  nên số người chết vì bệnh dịch tả chiếm tỉ lệ rất cao trong số những người hy sinh khi đào kinh.

2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%BA%A1i_Ng%E1%BB%8Dc_H%E1%BA%A7u
  1. ^ Nguyễn Văn Hầu giải thích: Ở miền Bắc chữ "Thoại" đọc là "Thụy"; thứ nữa, chữ "Thụy" còn là quốc húy nên phải đọc là "Thoại".Thoại Ngọc Hầu: nhà Nguyễn thường lấy tên công thần ghép vào tước phong, và nay đã trở thành tên thường gọi. Ngoài ra cũng vì ông giữ chức bảo hộ Cao Miên nên còn được gọi là Bảo hộ Thoại (Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, tr. 36).
3) 
  1. ^ Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu là đôi bạn cùng quê (An Hải) ([1]) thân thiết. Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long), và gia đình Trần Quang Diệu thì cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng). Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh Cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại Châu Đốc (An Giang) vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, hành động "nặng tình bằng hữu" của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao (lược kể theo Kỷ yếu, tr. 209 và 249).

Lê Văn Duyệt (1832)

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Duy%E1%BB%87t
Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia ĐịnhBiên HòaVĩnh LongĐịnh TườngAn Giang và Hà Tiên [25]. Lại đặt các chức Tổng đốcTuần phủBố Chính,Án SátLãnh Binh như các tỉnh ở ngoài Bắc. Đến khi Bạch Xuân Nguyên đến làm Bố chính tại Phiên An (tức tỉnh Gia Định), nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt. Vì bị bức, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại (xem Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi).
Nhận được tin cáo cấp, vua Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã "che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn" [26]. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì vua Minh Mạng vốn có thù hằn lâu ngày với Tả quân Lê Văn Duyệt[27], rất có thể vì:
  • Ông Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà[28].
  • Lê Văn Duyệt nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý triều đình trung ương [29], đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời.
  • Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng[30]
  • Ông Duyệt tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng[28].
  • Ông Duyệt được hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu [31].

2) 
Lê Văn Duyệt là người ái nam con gái bẩm sinh chứ không phải tự hoạn để làm thái giám[41]. Thuở trẻ, ông thích đá gà, nuôi gà chọi. Ngoài ra, ông cũng là người sành thưởng thức hát bội và thường tự tay cầm chầu.
Sau này, do ông lập được nhiều công lao, khi lên ngôi, vua Gia Long đã gả một người cung nhân tên là Đỗ Thị Phẫn (hay Phận)[42] về làm vợ ông, dù ông là thái giám.

Với oan án Tống Thị Quyên[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, Quyển 2) chép:
Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị (Quyên). Tống thị vì thế thị dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất...
Lúc bấy giờ có tin đồn người mật tâu là Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, có người lại cho rằng đây là mưu sâu của nhà vua nhằm làm mất uy tín ông, đồng thời ly gián ông với phe ủng hộ "dòng trưởng" nối ngôi (tức ủng hộ Hoàng tôn Đán, tên thật là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, con Hoàng tử Cảnh)[43].

Ngôi mộ của Tả Quân[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lăng Ông Bà Chiểu

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong sách Gia Định xưa cho biết: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường. (Tiền Giang ngày nay)"[44] Tuy nhiên, tháng 4 năm 2006, sau một cuộc khảo sát ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại[30].